Giỏ hàng

Những điều cần biết về phong tục tặng quà trên thế giới

Bạn nên làm gì khi ai đó từ chối một món quà ở Nhật Bản ? Liệu có nên tặng một cái mũ màu xanh cho người Trung Quốc ? Smartlife có câu trả lời cho bạn.Tặng quà là một nghệ thuật, và nó càng đúng khi bạn tặng quà cho đối tác đến từ quốc gia khác. Trên thực tế, việc tặng quà giống như việc bạn...

Bạn nên làm gì khi ai đó từ chối một món quà ở Nhật Bản ? Liệu có nên tặng một cái mũ màu xanh cho người Trung Quốc ? Smartlife có câu trả lời cho bạn.

Tặng quà là một nghệ thuật, và nó càng đúng khi bạn tặng quà cho đối tác đến từ quốc gia khác. Trên thực tế, việc tặng quà giống như việc bạn nhảy một điệu nhảy, bạn phải thực hiện các bước theo thứ tự, đúng thời gian, đúng nhạc và không giẫm chân lên bất kỳ ai để đó là một trải nghiệm tuyệt vời cho tất cả mọi người

Vì vậy, cho dù là bạn đến gặp gỡ một doanh nghiệp ở Tokyo hay thăm một người bạn sống trong ngôi làng nhỏ Provence, việc hiểu được phong tục tặng quà của các nước sẽ giúp bạn chọn được một món quà thích hợp và không vây phản cảm . Dưới đây, Smartlife sẽ chia sẻ với bạn một số lưu ý về văn hóa tặng quà của các nước trê thế giới.

Văn hóa từ chối quà

Trung Quốc, Singapo, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam.

Rất nhiều quốc gia Đông Á và Việt Nam, việc từ chối quà 2 đến 3 lần trước khi nhận là hoàn toàn bình thường. Điều đó không có nghĩa là người nhận không thích món quà mà để tránh suy nghĩ người nhận tham lam và thiếu bình tĩnh. Nếu bạn cũng nhận được quà ở những quốc gia này thì bạn cũng nên làm tương tự

Cách trao quà

Ấn Độ, Châu Phi, Trung Đông và Đông Á

Ở Châu Á và Trung Đông , việc trao quà là vô cùng quan trọng. Tại Ấn Độ và Trung Đông, tay trái được cho là không sạch sẽ nên bạn phải sử dụng tay phải để trao và nhận quà ( trừ khi món quà quá nặng và bạn phải sử dụng cả 2 tay).  Một số nước châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, hãy nhớ luôn luôn trao quà và nhận quà bằng 2 tay

Tặng quà thay cho lời cảm ơn

Châu Á, Nga

 

 Với người dân Châu Á Khi một món quà được trao đi, nhiều khả năng người nhận sẽ tặng lại người tặng một món quà tương được hoặc giúp đỡ người tặng việc gì đó. Lối sống có đi có lại này là điều mà hầu hết người dân Trung Quốc và Việt Nam đã học từ khi còn nhỏ, họ thường sử dụng quà tặng để biểu hiện sự cảm kích đối với những ân huệ mà họ đã nhận được.  Ở Nga, việc tặng một chiếc thiệp cảm ơn được xem như không thực tế, thay vì vậy hãy tặng họ chủ nhà một món quà nhỏ sau bữa tối.

Đừng tặng đồ sắc nhọn 

Trung Đông, Brazil, Italy, Peru, Thụy Sĩ

 

Ở rất nhiều đất nước, kéo, dao và những đồ sắc nhọn khác tượng trưng cho sự đổ vỡ của một mối quan hệ - một lý do khác mà bạn nên tránh mua những đồ vật này là việc bạn sẽ gặp rắc rối khi bọc quà

Tránh những đồ vật cấm kị

Trung Quốc, Hong Kong, Italy, Nhật Bản

Đừng tặng người Trung Quốc  một chiếc ô- nó có nghĩa là bạn muốn kết thúc mối quan hệ với người đó. Tương tụ tránh tặng mũ xanh cho người Hong Kong và Trung Quốc, họ quan niệm mũ xanh tượng trưng cho việc người chồng hoặc người vợ bị cắm sừng. Dép cói, khăn tay và đồng hồ cũng là những thứ bị cấm kỵ trong hai nền văn hóa này vì chúng liên quan đến sự chết chóc. Hãy bỏ qua việc tặng tram cài và khăn tay ở Ý vì lý do tương tự.

Luôn bọc quà
Mọi nơi 
Cách bọc quà và màu sắc giấy bọc cũng vô cùng quan trọng ở bất kỳ quốc gia nào. Mỗi màu sắc ở mỗi quốc gia mang những ý nghĩa khác nhau. Tránh gói quà  bằng giấy màu trắng, đen và xanh lam ở khắp châu Á, vì chúng liên quan đến tang tóc. Và trong khi giấy gói màu vàng mang lại sự tươi vui và thích hợp để làm quà kỷ niệm ở Ấn Độ, thì ở Trung Quốc, việc bọc quà bằng giấy màu vàng và viết lên trên đó những dòng chữ mực đen bị kiêng kị. Ở Nam Mỹ, màu đen và tím bị tránh xa vì liên quan đến cái chết và các nghi lễ tôn giáo, còn ở Ý màu tím đơn giản được coi là không may mắn. Màu sắc, nếp gấp và ruy băng không chỉ là một yếu tố quan trọng của món quà — trong nhiều nền văn hóa, chúng mang tính biểu tượng và cách gói sai có thể gửi sai thông điệp.
 

 

 

 

 

 

 


Mới hơn